Giải quyết tranh chấp

2338 lượt xem

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc xảy ra tranh chấp là một trong những điều tất yếu của quá trình vận hành, hoạt động. Đó có thể là tranh chấp hợp đồng với đối tác, tranh chấp nội bộ công ty, tranh chấp cổ đông, tranh chấp lao động hay tranh chấp với cơ quan nhà nước tại Trọng tài, Trung tâm hoà giải hoặc khi các bên thương lượng hoà giải. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm có thể tư vấn, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nhận diện và hạn chế các rủi ro pháp lý khi phải đương đầu với các vụ tranh chấp, cụ thể như sau:

a) Thương lượng và Hoà giải

Thương lượng và Hoà giải là hai hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trong xã hội. Bởi lẽ hai hình thức này đều dựa trên sự thiện chí, tự nguyện trong việc thoả thuận hướng giải quyết tranh chấp.

- Tư vấn pháp lý trong vụ việc hoà giải có thể xảy ra đối với một bên giao dịch cụ thể;

- Chuẩn bị bản tóm tắt hoà giải;

- Đại diện hoặc tư vấn cho khách hàng trong các giai đoạn thực hiện thủ tục hoà giải

b) Tố tụng Trọng tài

Hình thức này rất phổ biến trên thế giới và đang không ngừng phát triển ở Việt Nam, được pháp luật Việt Nam ghi nhận, hướng dẫn cụ thể. Tuy vậy, quá trình tố tụng Trọng tài vẫn có nhiều rủi ro đòi hỏi các bên trong tranh chấp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

- Chuẩn bị cho vụ kiện tụng nếu khách hàng muốn tự bản thân thực hiện;

- Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp;

- Đại diện hoặc tư vấn về tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng trọng tài.

d) Thực thi kết quả giải quyết tranh chấp

- Đại diện, tư vấn pháp lý, chuẩn bị các hồ sơ đề nghị thi hành phán quyết trọng tài, thi hành án, xử lý tài sản;

- Đại diện, tư vấn pháp lý, chuẩn bị các hồ sơ đề nghị huỷ phán quyết trọng tài.